Nội dung

Nghiên cứu từ khóa

Quy trình nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa có lẽ là bước quan trọng nhất trong bất cứ chiến dịch SEO nào, nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về xu hướng, nhu cầu của người dùng để từ đó bạn có thể viết đúng nội dung mà họ đang kiếm tìm. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo và tiết kiệm ngân sách SEO. Vậy quy trình nghiên cứu từ khóa như thế nào hãy cùng theo chân của “Sói” để khám phá ngay sau đây.

Quy trình nghiên cứu từ khóa

Bước 1: Lập danh sách các dịch vụ của doanh nghiệp

Để có thể tìm kiếm được các từ khóa thì trước tiên cần xác định những sản phẩm, dịch vụ nào mà doanh nghiệp đang cần ưu tiên SEO. Đó là một số các mảng lớn của một công ty luật điển hình và chúng ta cần xác định rõ các mảng lớn trước khi đi dần vào chi tiết.

Quảng cáo

Chẳng hạn như một công ty về luật sẽ có các dịch vụ như: dịch vụ thành lập, dịch vụ giải thể, dịch vụ kế toán….. Hãy tưởng tượng việc nghiên cứu để tìm ra từ khóa viết bài cũng giống như một cái cây và những cành cây lớn sẽ là các dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa

Bước 2: Lập danh sách các chủ đề quan trọng trong các dịch vụ

Khi đã xác định rõ ràng những dịch vụ lớn của doanh nghiệp, bạn đưa ra tất cả các nhóm chủ đề quan trọng đối với mỗi loại dịch vụ. Để hạn chế bỏ sót các nhóm chủ đề, bạn có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng, đi theo luồng suy nghĩ từ tìm hiểu, trước khi sử dụng dịch vụ, trong khi sử dụng và sau khi sử dụng….

Tiếp nối ví dụ về công ty luật để chúng ta có thể hiểu rõ hơn. Với dịch vụ thành lập bạn có thể nghĩ ra một nhóm từ khóa như:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí thành lập
  • Các loại hình doanh nghiệp
  • Thủ tục thành lập
  • Điều kiện thành lập
  • Câu hỏi về thành lập….

Có vẻ như chiếc cây của bạn đang dần phát triển hơn khi có những nhánh nhỏ rồi đó.

Bước 3: Tìm kiếm từ khóa

Hiện nay, có rất nhiều các công cụ có thể giúp bạn nghiên cứu các từ khóa dựa trên hành vi của người tiêu dùng, điển hình như:

Tìm kiếm từ khóa
Tìm kiếm từ khóa

Google Keyword Planner: đây là công cụ nghiên cứu từ khóa khá đơn giản với các tính năng cơ bản do Google cung cấp. Bạn có thể nhận lại được nguồn dữ liệu khá chính xác đến trực tiếp từ Google.

Google Trends: một dịch vụ giúp bạn có thể so sánh từ khóa trên toàn cầu, bạn sẽ được gợi ý các nhóm chủ đề, các cụm từ liên quan, cụm từ bạn đang quan tâm tại thời điểm đó.

Keyword Tool: công cụ này cung cấp từ khóa có rất nhiều nền tảng khác nhau phổ biến như Google, Youtube, Bing, Amazon hay App Store.

Đa phần các công cụ nghiên cứu từ khóa đều khá giống nhau khi bạn nhập các từ khóa chính của bạn, công cụ sẽ đề xuất những từ khóa có liên quan.

Bước 4: Phân tích và lựa chọn từ khóa

Các công cụ có thể cho bạn rất nhiều từ khóa liên quan, có thể là hàng trăm từ, hàng nghìn từ, chúng ta không thể nào viết hết tất cả các từ đó được vì thế phân tích từ khóa là yếu tố để bạn chọn lọc ra những từ khóa nào cần thiết cho doanh nghiệp.

Vậy bằng cách nào có thể lựa chọn từ khóa? Công cụ nghiên cứu đã chỉ ra cho bạn các số liệu của các từ khóa dựa trên tìm kiếm của người dùng. Một số chỉ số dưới đây giúp bạn lựa chọn từ khóa của mình hiệu quả hơn.

Khối lượng tìm kiếm hàng tháng

Các công ty lớn thường theo đuổi các từ khóa có lượng tìm kiếm cao và vì những thương hiệu này đã được thiết lập tốt nên Google thường trao cho họ quyền đối với nhiều chủ đề. Nhưng nếu website của bạn còn khá mới hay chưa có được lượng traffic mong muốn thì bạn nên ưu tiên các từ khóa có ít khối lượng tìm kiếm hơn.

Khối lượng tìm kiếm hàng tháng là thước đo chủ yếu cho giá trị từ khóa. Đây là một số liệu hữu ích làm điểm bắt đầu để xem xét liệu có ai đang tìm kiếm từ khóa đó hay không, nhưng bạn không nên sử dụng nó một cách cô lập hay làm thước đo duy nhất cho từ khóa của bạn. Một số yếu tố khác bạn có thể phải phân tích cùng với nó.

Độ khó của từ khóa

Đúng như cái tên thì độ khó của khóa sẽ phản ánh mức độ khó khăn để bài viết của bạn đạt được vị trí top đầu trong kết quả tìm kiếm. Đối với những trang web đã được xây dựng lâu, có lượng traffic ổn định, bạn có thể lựa chọn những từ khóa có độ khó vừa phải, thậm chí là cao.

Thế nhưng, với những trang web mới xây dựng thì nên chọn từ khóa có độ khó thấp hơn để ít sự cạnh tranh và khả năng nằm trong top đầu tìm kiếm sẽ nhanh hơn.

Mức độ cạnh tranh

Có thể xem xét đến các từ khóa có ít sự cạnh tranh. Các từ khóa chưa có nhiều bài viết tranh giành thứ hạng cao nhất có thể giúp bạn có được vị trí top đầu và còn tốt hơn nếu không có ai khác đang cố gắng giành lấy vị trí đó.

Bước 5: Nghiên cứu các cụm từ tìm kiếm liên quan

Bạn biết gì không? Đối thủ cạnh tranh là một nguồn để bạn kiếm các từ khóa rất hữu ích đấy. Đây là một trong những cách để bạn vừa biết được các đối thủ bạn đang làm gì, họ xây dựng các từ khóa như thế nào, nhìn nhận và đánh giá danh sách từ khóa của mình…. Và việc của bạn là xác định được đối thủ của bạn là ai.

Bên cạnh đó, khi bạn nhập từ khóa trên Google, bạn sẽ nhận được một số từ khóa gợi ý, liên quan đến chủ đề của bạn khi bạn lướt xuống cuối trang. Đây là một nguồn khá hữu ích và nó có thể là thuốc giải cho những lúc bế tắc khi nghĩ các biến thể của từ khóa.

Ví dụ khi bạn tìm kiếm từ khóa thành lập công ty, bạn sẽ được Google ưu ái và gợi ý một số cụm từ liên quan.

Ví dụ

Các công cụ nghiên cứu từ khóa như SEMRush, SERanking… cũng giúp bạn đề xuất keywords liên quan, bạn có thể chọn lọc ra một số từ khóa làm “seed keyword” để tiếp tục quá trình tìm kiếm như bước 3.

Bước 6: Lập danh sách từ khóa

Có vẻ như chiếc cây của bạn đã đủ lá, vậy thì sắp xếp các chiếc lá này cho cây, rồi chăm sóc nó thôi. Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng trong chiến dịch SEO thế nhưng sau khi đã đến đây thì bạn cũng cần trau chuốt cho chất lượng bài viết để chiếc cây đơm hoa kết trái hơn nhé.

Có một điểm lưu ý rằng, bạn nên thực hiện nghiên cứu từ khóa lại sau 2 – 3 tháng vì hành vi người dùng có thể thay đổi theo thời gian. Vì thế bạn cũng cần nghiên cứu lại để phù hợp với những mong muốn, tìm kiếm của người đọc.

Và đó là toàn bộ quy trình nghiên cứu từ khóa và một số lưu ý mà “Sói” đã tổng hợp để giúp bạn nghiên cứu từ khóa được khoa học và hạn chế được những thiếu sót hơn. Giờ thì bạn đã có thể bắt đầu với chiến dịch SEO của mình rồi.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan