Nội dung

Phân tích website đối thủ

3 yếu tố khi phân tích website đối thủ giúp bạn vượt top SEO

Khi làm SEO, việc giành lấy vị trí top trên công cụ tìm kiếm chính là thước đo cho sự thành công của mỗi dự án. Vì vậy, sự cạnh tranh của những website ngày càng khốc liệt. Chỉ tận dụng chiến lược nội dung và kỹ thuật SEO nền tảng sẽ không thể đảm bảo trang web của bạn sẽ được xuất hiện trên SERPs hay nhận được những lưu lượng truy cập mong muốn. Do đó, phân tích website đối thủ là chìa khóa quan trọng để bạn xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể tận dụng để vượt qua đối thủ trên công cụ tìm kiếm.

Trong bài viết, Wolf Marketing 2017 sẽ sử dụng bộ công cụ tích hợp của SEMrush để thực hiện và phân tích các yếu tố cốt lõi nhất khi phân tích website đối thủ.

Quảng cáo

Phân tích website đối thủ để làm gì?

Phân tích website đối thủ cạnh tranh là thực hiện phân tích, so sánh những yếu tố mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng để triển khai tối ưu SEO cho trang web của họ. Với những thông tin thu thập từ đối thủ, bạn có thể đạt được những lợi thế sau:

  • Từ việc phân tích website đối thủ cùng ngành hàng, bạn sẽ nắm rõ hơn về chân dung khách hàng trong ngành sản phẩm của mình. Từ đó, bạn có thể đánh giá và đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng tốt hơn.
  • Phân tích lưu lượng truy cập và chiến lược nội dung đối thủ giúp bạn hiểu chính xác hành vi người dùng khi đến với website. Nội dung nào đang thu hút họ, nội dung nào đang bị bỏ qua để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
  • Giúp bạn đánh giá tổng thể kết quả từ các chiến lược mà mình đã thực hiện như: SEO, quảng cáo, truyền thông. Từ đó rút ra điểm mạnh điểm yếu của cá nhân so với đối thủ, cũng như có kế hoạch để phát huy hay cải thiện các chiến lược để ngày càng tối ưu hóa website.
  • Phân tích website chính là nền tảng để bạn có thể triển khai thành công các chiến dịch trên trang web của mình, kể cả mục đích truyền thông hay chuyển đổi tăng doanh số.
Phân tích website đối thủ
Phân tích website đối thủ mang tới nhiều lợi thế

Cách chọn đối thủ để phân tích website 

Đầu tiên, bạn hãy lên danh sách những đối thủ cạnh tranh tùy vào mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Tuy nhiên, nếu website của bạn còn mới, bạn không nên chọn 5 đối thủ top đầu tiên vì những trang web này đã có lợi thế quá lớn về độ tin cậy trang, tuyến nội dung đa dạng, đã được tối ưu qua thời gian dài,… Một chiến lược khôn ngoan như chiếm những các vị trí top dưới và những từ khóa có độ cạnh tranh không quá khó sẽ là lựa chọn ưu tiên cho những website mới, vì vậy bạn cũng nên chọn những đối thủ trong tầm cạnh tranh.

Cách thực hiện 

  • Có một vài công cụ cho phép bạn lên danh sách đối thủ dễ dàng, trong bài viết này Wolf Marketing 2017 sử dụng công cụ SimilarWeb. Nhập URL trang web trong ngành hàng bạn muốn phân tích mà bạn đã biết, có thể là trang web của bạn hoặc đối thủ bất kỳ và chọn Competitors (Trang web tương tự). Với phiên bản miễn phí, kết quả trả về bị giới hạn ở 10 kết quả.
  • Bạn cũng có thể tìm đối thủ cạnh tranh bằng cách truyền thống, chỉ cần nhập một số từ khóa vào Google và xem trang web nào xuất hiện top kết quả trả về. Phương pháp này miễn phí và dễ thực hiện, tuy nhiên không được tổng quát và khó đánh giá chính xác đối thủ.
Chọn đối thủ để phân tích website
Chọn đối thủ để phân tích website với SimilarWeb

Các yếu tố cốt lõi khi phân tích website đối thủ

Mỗi website sẽ có những yếu tố có thể phân tích như tốc độ tải trang, độ tin cậy của trang, tỷ lệ thoát trang của người dùng… Vậy khi phân tích website đối thủ, đâu là yếu tố cần nhắm tới và có ích nhất cho người làm SEO? Sau đây là 3 yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của một trang web mà ta cần phân tích:

  • Phân tích website đối thủ qua traffic
  • Phân tích website đối thủ qua chiến lược nội dung và từ khóa SEO
  • Phân tích website đối thủ qua backlink

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về phân tích website đối thủ bài bản và áp dụng phân tích 3 yếu tố này.

Phân tích website đối thủ qua traffic

Để thực hiện phân tích website đối thủ qua traffic, đầu tiên bạn Traffic Analytics trên thanh công cụ bên trái, sau đó nhập các URL website đối thủ và chọn Compare. Kết quả phân tích hiển thị trực quan sự tăng trưởng hoặc sụt giảm của các chỉ số so với tháng trước của mỗi trang web, và so sánh các chỉ số của các trang web với nhau giúp người xem dễ dàng theo dõi.

Phân tích website đối thủ qua traffic
Phân tích website đối thủ qua traffic

Những chỉ số trong phân tích website đối thủ qua traffic bao gồm:

  • Visits: Số lượng truy cập trên website
  • Unique Visitors: Số khách hàng không bị trùng lặp truy cập vào website 
  • Pages / Visit: Số trang xem trên mỗi lượt truy cập
  • Avg. Visit Duration: Thời gian truy cập trung bình trên website
  • Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trang

Ngoài việc các chỉ số được thể hiện ở dạng số liệu cụ thể, thì SEMrush còn biểu thị ở dạng biểu đồ đường để dễ so sánh mức độ tăng trưởng trong khoảng thời gian cụ thể. Nhìn vào biểu đồ này bạn sẽ thấy được xu hướng tăng trưởng chung trong ngành, biết được đâu là thời điểm có xu hướng tăng trưởng nổi bật để làm dữ liệu phát triển sau này. Đồng thời, qua đây bạn có thể thấy được chiến lược của các đối thủ như thế nào thông qua đường tăng trưởng traffic của từng website.

Phân tích website đối thủ qua chiến lược nội dung và từ khóa SEO

Để trang web của mình được dễ dàng tìm thấy bởi người dùng, những người làm SEO phải đặc biệt quan tâm tới chiến lược nội dung và từ khóa có phù hợp với người dùng hay không. Do đó cần phân tích website đối thủ qua chiến lược nội dung và từ khóa nhằm mục đích:

  • Đánh giá độ hiệu quả các từ khóa đang triển khai của đối thủ, dựa trên các số liệu về lượt tìm kiếm, thứ hạng, độ khó,… của mỗi từ khóa.
  • Tìm ra những từ khóa chủ lực mà đối thủ đang tập trung, mang lại lưu lượng truy cập nhiều nhất cho họ.
  • Phân tích điểm yếu và điểm mạnh trong chiến lược từ khóa của các đối thủ, để tìm ra cơ hội và thách thức.

Cách làm: Bạn truy cập mục Keyword Gap trên công cụ SEMrush. Tại đây bạn có thể nhập lên tới 4 website đối thủ để phân tích.

SEMrush trả về kết quả bao gồm những từ khóa mà những trang web này chưa có, hoặc trùng với đối thủ và lượng truy cập thu về là bao nhiêu. Bạn sẽ dễ dàng đánh giá xem “lỗ hổng” mà tuyến nội dung của bạn còn đang thiếu là gì, hay là nhóm từ khóa của bạn có bị cạnh tranh hay không. Bạn cũng có thể đánh giá được những đối thủ này đang phân bổ nguồn lực tập trung cho nhóm từ khóa nào để đưa ra chiến lược phù hợp.

Phân tích website đối thủ qua chiến lược nội dung và từ khóa SEO
Phân tích website đối thủ qua chiến lược nội dung và từ khóa SEO

Ngay bên dưới là bảng phân tích từ khóa của website cũng rất quan trọng. Bản báo cáo mô tả chi tiết toàn bộ các từ khóa của những trang web mà bạn đang phân tích.

Bảng phân tích website đối thủ chi tiết từ khóa
Bảng phân tích chi tiết từ khóa
  • Shared: hiển thị từ khóa những trang web phân tích đều có, đang cạnh tranh trong top 100. Bạn sẽ so sánh được từ khóa của mình và các đối thủ xếp hạng như thế nào, hiệu quả ra sao để đưa ra phương án cạnh tranh phù hợp
  • Missing: những từ khóa bạn chưa có, nhưng các đối thủ của bạn đều có thứ hạng. Tại đây bạn sẽ tìm được “lỗ hổng” trong bộ từ khóa của mình để bổ sung kịp thời.
  • Weak: những từ khóa mà bạn có thứ hạng thấp hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh. Bạn cần đưa ra quyết định xem từ khóa nào trong nhóm này là ưu tiên để có thể tối ưu, nâng thứ hạng cho từ khóa đó
  • Strong: những từ khóa trang web của bạn xếp hạng cao hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đây bạn sẽ biết được nhóm từ khóa nào là điểm mạnh của website mình, để có chiến lược giữ top hoặc tận dụng để đẩy SEO mạnh hơn.
  • Untapped: những từ khóa bạn không có xếp hạng nhưng những đối thủ của bạn có. Bạn có thể tối ưu nhóm này tương tự như nhóm Missing.
  • Unique: những từ khóa chỉ duy nhất bạn có thứ hạng. Đây là lỗ hổng” của đối thủ, mang lại cơ hội tốt cho bạn kéo traffic vì chưa bị cạnh tranh quá nhiều
  • All keyword: tổng hợp tất cả các từ khóa của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Phân tích website đối thủ qua backlink

Xây dựng Backlink chất lượng là công việc cốt lõi đối với người làm seo, mặc dù sức mạnh của chúng đã giảm dần sau những đợt cập nhật từ Google. Tuy nhiên chúng là đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ uy tín cho trang web của bạn đối với công cụ tìm kiếm.

Để phân tích website đối thủ qua backlink, bạn truy cập mục Backlink Gap trên thanh công cụ, nhập các đối thủ mà mình kiểm tra vào. Wolf Marketing 2017 sẽ chia bảng phân tích thành 2 phần:

Phần 1: Biểu đồ phân tích tổng quan backlink của đối thủ

Biểu đồ phân tích tổng quan backlink của đối thủ.
Biểu đồ phân tích tổng quan backlink của đối thủ

Authority Score (Điểm uy tín của website): được đánh giá dựa trên các yếu tố về backlink, từ khóa, độ xác thực,… của từng website, điểm càng cao thì chất lượng website càng tốt. Điểm này giúp bạn đánh giá tổng thể về chất lượng của một website.

Referring Domains (Tên miền giới thiệu): là những tên miền có chứa backlink trỏ về website của bạn. Điểm này càng cao tương đương với số lượng backlink của trang web càng nhiều. Backlink chất lượng sẽ giúp tăng điểm uy tín và thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Để biết được đâu là nguồn backlink chất lượng và có hiệu quả cao, bạn hãy xem tiếp kết quả phân tích chi tiết bên dưới trên SEMrush.

Phần 2: Bảng phân tích chi tiết backlink của đối thủ

Bảng phân tích chi tiết backlink của đối thủ cạnh tranh
Bảng phân tích chi tiết backlink của đối thủ cạnh tranh

Kết quả trong bảng báo cáo bao gồm: 

  • Referring Domain: tất cả các tên miền có chứa backlink của bạn và đối thủ
  • AS (Authority Score): điểm chất lượng uy tín của từng backlink 
  • Matches: mức độ liên quan giữa website đang phân tích với tên miền chứa backlink

Đây là những chỉ quan trọng để có được cái nhìn chi tiết hơn về chiến lược xây dựng backlink, đánh giá backlink nào có thể mang về hiệu quả tốt nhất:

  • Best: những tên miền đang chứa backlink của tất cả các đối thủ cạnh tranh
  • Weak: tên miền mà bạn có ít backlink hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Strong: tên miền chỉ chứa backlink của bạn.
  • Shared: tên miền chứa cả backlink của bạn và đối thủ.
  • Unique: Những tên miền chỉ chứa backlink của một website cụ thể.

Các tên miền ở mục Best và Weak là điểm yếu trong chiến lược xây dựng backlink của bạn. Bạn có thể lựa chọn các tên miền có điểm chất lượng AS cao để tiến hành xây dựng backlink cho website của mình.

Các tên miền ở mục Strong và Unique là lợi thế về backlink của bạn so với đối thủ cạnh tranh, có thể tiếp tục duy trì và tạo ra lợi thế ở những mục này.

Phân tích website đối thủ có thể bao gồm nhiều phương pháp, yếu tố và công cụ khác nhau. Tuy nhiên qua phân tích ba yếu tố: traffic, nội dung và từ khóa, backlink mà Wolf Marketing 2017 thực hiện trong bài là yếu tố chủ đạo của mọi website. Với công cụ phân tích SEMrush, bạn sẽ có thể phân tích website đối thủ trong ngành hàng của mình một cách chi tiết nhất để đưa ra cũng như thực hiện chiến lược phù hợp cho dự án SEO của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan