Khi bạn truy cập một trang web, có thể bạn đã từng thấy nó hiện thị 404 not found, 404 Error….Lúc đó có phải bạn sẽ thoát khỏi trang và tìm kiếm trang web khác đúng không? Và đây là một lỗi cũng khá phổ biến trong SEO đối với nhiều website. Cùng Wofl Marketing 2017 tìm hiều chi tiết hơn về lỗi này nhé.
1. Thế nào là lỗi 404
Lỗi 404, 404 Error, 404 HTTP, 404 Not Found, Page Not Found là một trong những thuật ngữ trong SEO khá phổ biến.
Lỗi 404 này là một mã trạng thái HTTP mà máy chủ web trả về cho trình duyệt khi trang web không tìm thấy.
Lỗi này có thể xảy ra khi một trang web đã bị xóa, đổi tên hoặc di chuyển sang một địa chỉ URL khác mà không được chuyển hướng.
2. Nguyên nhân gây ra lỗi 404 là gì?
Khi tìm kiếm bất cứ thông tin nào, bạn có thể dễ gặp lỗi 404 và nguyên nhân xuất phát từ một số yếu tố cơ bản sau đây.
- Đường dẫn không đúng: Lỗi 404 thường xuất hiện khi URL không chính xác như việc bạn nhập sai URL trong khi tìm kiếm.
- Liên kết hỏng: Nếu một trang web liên kết đến một trang web khác mà không kiểm tra liên kết đó thường xuyên, liên kết đó có thể trỏ đến một trang web có thể đã bị xóa và gây ra lỗi 404.
- Cập nhật trang web không đồng bộ: Khi một trang web được cập nhật hoặc di chuyển, các trình tìm kiếm có thể lưu trữ phiên bản cũ của trang web. Nếu phiên bản mới không được cập nhật đồng bộ, trang web có thể bị báo cáo là không tồn tại và gây ra lỗi 404.
3. Lỗi 404 gây ra những ảnh hưởng gì?
Lỗi 404 trong SEO là một vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và làm giảm hiệu quả của chiến dịch SEO của bạn.
- Khi trang web của bạn có quá nhiều lỗi 404, các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rằng trang web của bạn không được duy trì tốt và có thể giảm độ tin cậy của trang web trong kết quả tìm kiếm.
- Ngoài ra, lỗi 404 not found có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi lướt trang web. Ví dự như bạn đang rất mong muốn tìm kiếm thông tin về dịch vụ SEO, nhưng bạn lại chọn trúng trang 404, khi đó khả năng cao bạn sẽ thoát ra ngoài và tìm kiếm nguồn khác. Từ đó khiến tỉ lệ thoát bounce rate cao, tương tác người dùng thấp và thâm chí về lâu dài lỗi này có thể làm giảm traffic và ranking ở SERPs.
Xem thêm: Thẻ canonical trong SEO
Nếu website của bạn thường xuyên xảy ra lỗi 404 thì đó là cảnh báo về các vấn đề tối ưu SEO mà bạn cần sớm tìm kiếm, phát hiện và khắc phục các lỗi này. Và khắc phục như thế nào thì dưới đây Wofl Marketing 2017 cũng gợi ý cho bạn một vài cách.
4. Cách khắc phục lỗi 404
Để tránh lỗi 404 trong SEO, bạn có thể thực hiện những nội dung cụ thể sau:
Kiểm tra lỗi 404
Kiểm tra các liên kết trên trang web cả liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài để đảm bảo rằng chúng đang trỏ đúng đường dẫn. Nếu liên kết bị lỗi, hãy sửa chúng để tránh việc khách hàng của bạn bị chuyển đến trang lỗi.
Đối với việc kiểm tra các lỗi này, bạn có thể sử dụng một số công cụ như Google Search Console, Semrush hay SEranking…. Bạn có thể tìm kiếm một cách có hệ thống và chỉnh sửa chúng.
Chỉnh sửa & tối ưu lỗi 404
- Sử dụng trang thay thế: Tạo một trang thay thế hoặc đặt một thông báo trên trang 404 để hướng dẫn người dùng quay lại trang chủ hoặc đến trang tương tự.
- Sử dụng redirect: Nếu trang bị xóa hoặc di chuyển đến một vị trí khác trên trang web của bạn, sử dụng redirect 301 để chuyển hướng người dùng đến trang mới.
- Cập nhật lại liên kết: Nếu trang web của bạn đã di chuyển hoặc được nâng cấp, đảm bảo rằng các liên kết đã được cập nhật đến các trang mới và không trỏ đến các trang đã bị xóa.
- Tối ưu trang 404: Vì người dùng có thể dễ dàng gặp lỗi 404 và thoát trang. Nhưng để giảm tỷ lệ thoát trang, bạn có thể tối ưu trang 404 này bằng một số cách như tạo một trang 404 có thiết kế hấp dẫn và dễ đọc, cung cấp các liên kết dẫn đến các trang quan trọng khác trên trang web của bạn như trang chủ hoặc các nội dung bài tương tự giúp người dùng tiếp tục khám phá trang web của bạn.
Những bước trên có thể giúp bạn khắc phục lỗi 404 và cải thiện hiệu quả SEO của trang web của bạn. Lưu ý rằng, bạn không nên redirect đồng loạt trang 404 về trang chủ, thay vào đó hãy redirect về những trang có nội dung tương tự để khách hàng có thể đọc được nội dung gần với những gì họ đang tìm kiếm. Điều này cũng có thể làm giảm tỷ lệ thoát trang và trải nghiệm người dùng.
Và đó là những thông tin về lỗi 404 mà Wofl Marketing 2017 muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng bạn đã bổ sung được kiến thức mới cho mình.