Phân tích website là công việc mà một người làm SEO và những người làm website phải thường xuyên thực hiện. Dựa vào số liệu phân tích đó, chúng ta sẽ có thể đưa ra chiến lược và phương pháp chính xác để tối ưu trang web cũng như nắm bắt hành vi của người dùng. Tuy nhiên, lựa chọn công cụ phân tích website nào tối ưu và cho ra kết quả chính xác nhất khi làm SEO? Cùng Wolf Marketing 2017 điểm qua 5 công cụ phân tích website được dùng nhiều nhất trong SEO.
Các yếu tố quan trọng khi sử dụng công cụ phân tích website
Có rất nhiều yếu tố tạo nên một trang web như tốc độ tải trang, độ tin cậy của trang, giao diện… Vậy khi sử dụng công cụ phân tích website, đâu là yếu tố cần chú ý nhất để phân tích cho hiệu quả? Sau đây là 3 yếu tố cốt lõi tạo nên một trang web thành công mà người làm SEO cần đặc biệt quan tâm:
Traffic website: lưu lượng truy cập website
Phân tích lưu lượng truy cập website là quá trình đánh giá và hiểu rõ về cách người dùng tương tác với một trang web cụ thể. Thông qua việc hiểu rõ lưu lượng truy cập, chúng ta có thể điều chỉnh nội dung, cải thiện giao diện, và tối ưu hóa trang web để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Các chỉ số phản ánh lưu lượng truy cập khi sử dụng công cụ phân tích website bao gồm:
- Visits: Số lượng truy cập trên website
- Unique Visitors: Số khách hàng không bị trùng lặp truy cập vào website
- Pages / Visit: Số trang xem trên mỗi lượt truy cập
- Avg. Visit Duration: Thời gian truy cập trung bình trên website
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trang
Nội dung và từ khóa
Nội dung và từ khóa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO, là chìa khóa để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận với nội dung bài viết của bạn qua công cụ tìm kiếm. Khi sử dụng công cụ phân tích website để tối ưu nội dung và từ khóa, bạn có thể đạt được những lọi thế:
- Đánh giá độ hiệu quả các từ khóa đang triển khai của đối thủ, dựa trên các số liệu về lượt tìm kiếm, thứ hạng, độ khó,… của mỗi từ khóa.
- Tìm ra những từ khóa chủ lực mà đối thủ đang tập trung, mang lại lưu lượng truy cập nhiều nhất cho họ.
- Phân tích điểm yếu và điểm mạnh trong chiến lược từ khóa của các đối thủ, để tìm ra cơ hội và thách thức.
Backlink
Backlink là những liên kết trả về từ các blog, diễn đàn, website khác tới trang webcủa bạn. Backlink đóng vai trò to lớn trong việc tăng độ uy tín cho trang web của bạn đối với công cụ tìm kiếm
- Referring Domain: tất cả các tên miền có chứa backlink của bạn và đối thủ
- AS (Authority Score): điểm chất lượng uy tín của từng backlink
- Matches: mức độ liên quan giữa website đang phân tích với tên miền chứa backlink
Top 5 công cụ phân tích website
Google Analytics
Google Analytics được xây dựng và phát triển bởi chính Goolge – công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện nay. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những công cụ phân tích website được sử dụng nhiều nhất trong giới làm SEO.
Google Analytics không chỉ thống kê các dữ liệu liên quan đến lưu lượng truy cập của người dùng trên website, mà còn phân tích chi tiết hành vi của họ trên trang như họ đến từ nguồn nào, xem bao nhiêu trang và ở lại trang web của bạn bao lâu. Bạn cũng có thể đo lường doanh số bán hàng và hiệu quả chuyển đổi của trang web.
Ưu điểm:
- Công cụ chính thống từ Google nên dữ liệu rất chính xác và đầy đủ
- Giao diện đơn giản và dễ sử dụng
- Thống kê và đo lường đầy đủ các chỉ số trong website của bạn như lưu lượng truy cập của website, tỷ lệ chuyển đổi cũng như hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo
- Là công cụ hoàn toàn miễn phí
Nhược điểm:
Đối với người mới bắt đầu sử dụng, cần phải thực hiện các bước cài đặt Google Analytics vào website. Mặc dù đã có hướng dẫn chi tiết cho các bước này, đây vẫn là một rào cản nho nhỏ cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm với công nghệ thông tin.
Google Search Console
Google Search Console cũng là một công cụ được phát triển bởi chính Google, và cũng hoàn toàn miễn phí giống Google Analytics. Công cụ này giúp người làm web kiểm tra chi tiết tình trạng sức khỏe của trang web, đặc biệt khi bạn cần tối ưu các yếu tố kỹ thuật.
Thông qua Google Search Console, bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập của trang web cũng như độ hiệu quả của những từ khóa dẫn tới website của bạn. Bạn cũng có thể theo dõi và tối ưu các lỗi trang, tốc độ trang, sitemap, bảo mật,… và các vấn đề kỹ thuật khác.
Ưu điểm:
- Công cụ chính thống từ Google nên dữ liệu rất chính xác và đầy đủ
- Giao diện đơn giản, dễ làm quen và sử dụng
- Công cụ tối ưu hiệu quả các vấn đề kỹ thuật, tối ưu hóa hiệu suất cho trang web
- Hoàn toàn miễn phí và không giới hạn tính năng
Nhược điểm:
Tương tự như Google Analytics, bạn cần phải thực hiện các bước cài đặt Google Analytics vào website của mình trước khi sử dụng.
SimilarWeb
SimilarWeb là công cụ phân tích website đang khá xu hướng và được ưa chuộng hiện nay. Công cụ không những phân tích các chỉ số hoạt động của website của bạn mà còn đề xuất và so sánh các trang web đối thủ cùng ngành.
Ưu điểm:
- Đề xuất và phân tích dữ liệu về website của đối thủ, đưa ra nhiều so sánh trực quan
- Đo lường và thống kê khá tổng quát như thứ hạng, từ khóa, lưu lượng truy cập, trạng thái lập chỉ mục, tình trạng link liên kết và các vấn đề kỹ thuật khác
- Có thể sử dụng một số tính năng miễn phí, không cần đăng ký và cài đặt
Nhược điểm:
- Nguồn dữ liệu có giới hạn, không hỗ trợ phân tích và thống kê dữ liệu các website mới mà cần hoạt động tối thiểu từ 3 tháng và có lưu lượng truy cập 1000 trở lên.
- Kết quả phân tích của Similarweb không chính xác tuyệt đối, chỉ mang tính chất tham khảo tương đối.
SEMrush
SEMrush là một công cụ phân tích website đa năng trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến và SEO. Nó cung cấp nghiên cứu từ khóa, phân tích hiệu suất cạnh tranh, kiểm tra backlink, theo dõi chiến lược quảng cáo và mạng xã hội. SEMrush giúp doanh nghiệp định hình chiến lược nội dung, tối ưu hóa trang web, và nắm bắt xu hướng tìm kiếm để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh trực tuyến ngày nay.
Ưu điểm
- SEMRush có điểm mạnh lớn nhất trong đo lường từ khóa, thứ hạng và backlink với dữ liệu đầy đủ và chi tiết
- Tích hợp với các công cụ chính thống như Google Analytics, Google Search Console, Google My Business, Adobe Analytics, Majestic & YEXT.
- SEMRush đưa ra các đề xuất và giải thích để tự động hóa phân tích, tiết kiệm thời gian của khách hàng.
Nhược điểm
- Giao diện phức tạp đối với người mới sử dụng, đòi hỏi thời gian để làm quen
- Phiên bản miễn phí bị giới hạn một số tính năng
- Chi phí cho các bản mở rộng khá cao
Xem thêm: 3 yếu tố khi phân tích website đối thủ giúp bạn vượt top SEO cùng SEMRush
Ahrefs
Ahrefs cũng là công cụ phân tích website được ưu tiên sử dụng hàng đầu, cung cấp thông tin đa dạng giúp phân tích toàn diện hiệu suất website. Từ nghiên cứu từ khóa, theo dõi xu hướng cạnh tranh đến đánh giá chất lượng backlink, Ahrefs hỗ trợ người dùng xây dựng chiến lược SEO mạnh mẽ. Dữ liệu đa chiều từ Ahrefs giúp tối ưu hóa nội dung, tăng uy tín trang web và cải thiện vị thế trong kết quả tìm kiếm
Ưu điểm:
- Ahrefs cung cấp thông tin đầy đủ về từ khóa, backlink, xu hướng tìm kiếm và sức mạnh domain, giúp phân tích toàn diện hiệu suất trang web.
- Cho phép so sánh hiệu suất với các đối thủ cạnh tranh.
Nhược điểm:
- Báo cáo về lưu lượng truy cập trên website chưa được đầy đủ, còn khá bị hạn chế
- Các chỉ số đo lường về traffics, thứ hạng trên Ahrefs không thống kê dữ liệu theo thời gian thực
- Là công cụ trả phí, chi phí khá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân.
- Giao diện có thể đòi hỏi thời gian để làm quen đối với người mới sử dụng.
Vừa rồi là tổng hợp một vài công cụ phân tích website đang được những người làm website dùng nhiều nhất mà Wolf Marketing muốn giới thiệu. Hy vọng với những ưu, nhược điểm được đánh giá, các bạn sẽ lựa chọn được công cụ phù hợp để phân tích trang web của mình chính xác, kịp thời đưa ra những phương pháp và chiến lược giúp tối ưu trang web của mình tốt hơn.