Nội dung

các bước seo từ khóa

Các Bước SEO Từ Khóa, Quy Trình Triển Khai Dự Án SEO

SEO website là 1 công việc phức tạp với nhiều công việc nhỏ: chỉnh sửa lỗi SEO, viết bài, đi backlink… Các công việc này đều cần tiến hành trong 1 thời gian dài. Vậy các bước SEO từ khóa là gì? Làm sao để quản lý và đánh giá hiệu quả SEO. Cùng tìm hiểu Quy trình triển khai dự án SEO trong bài viết dưới đây.

Bước 1: Xác định mục tiêu SEO & Keywords reseach

Mục tiêu SEO: SEO từ khóa & SEO tổng thể

Mục tiêu dự án SEO của bạn là gì? Các từ khóa mục tiêu là gì? Nhóm từ khóa, dịch vụ sẽ triển khai SEO… Đó là những câu hỏi bạn cần trả lời trước khi bắt tay vào SEO website.

Quảng cáo

Việc lựa chọn mục tiêu SEO và nhóm từ khóa mục tiêu cần được xác định dựa trên nhiều yếu tố:

  • Lựa chọn dựa trên sản phẩm, dịch vụ thế mạnh.
  • Lựa chọn dựa trên trending của từ khóa.
  • Dựa trên nguồn lực SEO có thể có: nhân lực SEO, số lượng bài viết 1 tháng, số lượng backlink có thể triển khai, các chi phí khác…
  • Dựa trên độ cạnh tranh của thị trường theo từng nhóm từ khóa

các bước seo từ khóa

Các bước SEO từ khóa

Keywords research:

Sau khi đã xác định từ khóa mục tiêu, bạn cần triển khai thực hiện keywords research chi tiết. Danh sách Từ khóa cần được chia theo từng nhóm, chủ đề có liên quan với nhau.

Thông thường từ khóa được chia theo phễu:

  • Top funnel: từ khóa thông tin, câu hỏi, tìm kiếm giải pháp
  • Mid funnel: Các từ khóa cạnh tranh, tên dịch vụ, từ khóa so sánh, top…
  • Bot funnel: các từ khóa liên quan trực tiếp tới thương hiệu

Một số công cụ thực hiện keywords research:

Bước 2: Xây dựng cấu trúc website/ Site structure

https://yoast.com/site-structure/#:~:text=Site%20structure%20refers%20to%20how,and%20presented%20to%20the%20visitor.

Site structure (Cấu trúc website) cần xây dựng nhằm mục đích hệ thống, lưu trữ nội dung trên website 1 cách khoa học, đặc biệt khi số lượng dịch vụ, bài viết nhiều hơn.

Google bot: cấu trúc websitie rõ ràng và khoa học giúp Google bot dễ thống kê nội dung trên website hơn. Tăng tốc độ index bài viết.

UI/UX: cấu trúc website rõ ràng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và điều hướng trên website hơn. Qua đó tăng độ tương tác và giữ chân người dùng lâu hơn.

Site structure không nên quá tinh vi và level quá nhiều cấp bậc.

Tối ưu nhất, người dùng chỉ cần thực hiện 2-3 hành vi để tìm đến 1 nội dung trên site.

Bước 3: Tối ưu SEO Site audit

Kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi site audit

Website cần đảm bảo chuẩn SEO trước khi tiến hành các bước SEO chi tiết

Bên cạnh đó cũng cần định kỳ kiểm tra Google search console và Tool SEO, chỉnh sửa nếu có phát hiện lỗi mới.

Bước 4: Tạo/ tối ưu trang SEO dành cho nhóm từ khóa mục tiêu

Trước khi triển khai viết bài blog, cần tạo, tối ưu SEO dành cho nhóm keywords mục tiêu.

Các trang này sẽ được tập trung gắn Internal link trong các bài blog post.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch viết bài và triển khai viết bài Blog

Xây dựng, viết bài theo từng nhóm chủ đề

Ưu tiên cho các từ khóa có độ cạnh tranh thấp, lượt tìm kiếm thấp/trung bình trước

Sau đó tiếp tục chuyển sang các chủ đề, keywords có độ cạnh tranh cao hơn.

Bước 6 Tối ưu Onpage

Triển khai tối ưu SEO onpage cho các trang/ bài viết đã và đang đăng.

Tiến hành chèn internal link trong trang, bài viết về các trang, bài viết khác.

Ưu tiên chèn internal link cho các keywords, trang SEO mục tiêu (60% internal link trong bài viết)

Chèn internal link giữa các bài blog với nhau (40% internal link trong bài viết)

(*) Trang chủ là trang quan trọng nhất trong website và có tác động SEO tốt nhất. Cần lưu ý tối ưu SEO thật tốt cho trang chủ.

Internal link gắn từ trang chủ cũng có giá trị cao hơn internal link gắn từ bài viết => cần lựa chọn từ khóa và internal link kỹ càng để ưu tiên gắn tại trang chủ.

Bước 7: SEO Offpage – đi backlink

Triển khai đi backlink: social backlink, web directory, sidebar, guest post, forum…

Tùy thuộc mỗi giai đoạn SEO của website, có thể ưu tiên các hình thức đi backlink khác nhau.

Với SEO tại Việt Nam, có thể ưu tiên backlink dạng guest post, đi link báo. Kết hợp với các bài PR để đi backlink.

Bước 8/ Theo dõi và đánh giá kết quả SEO

2 kết quả SEO luôn cần được theo dõi: organic session & keywords ranking.

Organic session:

Theo dõi thông qua Google Analytic

Keywords Ranking
Keywords ranking có thể check thủ công bằng cách sử dụng trình duyệt ẩn danh.
Bên cạnh đó, các tool đã đề xuất: SEMrush / Ahref / Sitechecker.pro đều có tính năng position tracking tự động.

Mẫu theo dõi kết quả SEO

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan