Những người làm việc liên quan đến thiết kế web đều biết đến khái niệm tạo Sitemap XML online cho Website wordpress. Nhưng đa số (thậm chí là dân kỹ thuật) không biết tác dụng thực sự của sitemap trong làm SEO, đặc biệt là SEO Onpage. Trong bài viết này Wolf Marketing Agency giúp bạn trả lời câu hỏi Sitemap là gì, phân loại Sitemap và cách tạo tạo Sitemap cho Website.
Sitemap là gì?
Sitemap (bản đồ trang web) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên một website được thiết kế dành cho trình thu thập dữ liệu hoặc người sử dụng. Website có sitemap giúp cho người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục (index) các trang trên trang web.
Có những loại Sitemap nào?
Có 2 cách thường được dùng để phân biệt các loại Sitemap khác nhau:
Phân loại theo cấu trúc
Theo cấu trúc thì có 2 dạng sitemap đó là XML Sitemap và HTML Sitemap
1. HTML Sitemap: Đây là loại sitemap được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy các trang trong trang web của bạn nhờ sự thân thiện, tiện lợi trong lối thiết kế giao diện. Nó cung cấp một bản tổng quan toàn diện về cấu trúc của trang web của bạn và các liên kết đến các trang chính. Bạn có thể cải thiện thứ hạng website bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang HTML Sitemap.
2. XML Sitemap: Đây là loại sitemap phổ biến nhất được sử dụng để thông báo về các trang web của bạn (URL, ngày sửa đổi gần đây, tần suất cập nhật và độ ưu tiên của các trang,..) cho các công cụ tìm kiếm, giúp bot công cụ tìm kiếm crawl website dễ dàng, nhanh chóng.
Sử dụng giao thức Sitemap không đảm bảo rằng website của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Nhưng chắc chắn sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm xử lý nội dung và thông tin của website một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Vậy bạn nên sử dụng XML Sitemap hay HTML Sitemap thì tốt hơn. Câu trả lời là cả 2 mới là câu trả lời chính xác nhất.
Phân loại theo định dạng
1. Image Sitemap: Image Sitemap chứa đựng những thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ trên các website. Sử dụng Sitemap này để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.
2. Video Sitemap: Đây là dạng sơ đồ chứa những thông tin tổng hợp, liên quan đến những video nằm trong website của bạn. Nó cung cấp thông tin về các video trên trang web của bạn, bao gồm tiêu đề, mô tả, thời lượng, định dạng và các tập tin video liên quan
3. News Sitemap: Sitemap này cho phép bạn kiểm soát nội dung gửi đến Google News. Sơ đồ tin tức này sẽ giúp Google News tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.
4. Mobile Sitemap: Loại Sitemap này chỉ thực sự cần thiết khi website bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động.
Tại sao mỗi Website đều nên có XML Sitemap?
- Số lượng trang trên website lớn: Nhìn chung, trên các trang web lớn sẽ khó đảm bảo rằng mọi trang được liên kết bởi ít nhất một trang khác trên trang web. Do đó, nhiều khả năng Googlebot sẽ không khám phá ra một số trang mới của bạn. Dẫn đến một số trang không được index.
- Trang web của bạn mới và có ít liên kết bên ngoài (rất ít backlink) tới nó: Googlebot và các trình thu thập dữ liệu web khác thu thập dữ liệu web bằng cách theo các liên kết từ trang này sang trang khác. Do đó, Googlebot có thể không phát hiện ra các trang của bạn nếu không có trang web nào khác liên kết với chúng. Do đó, sitemap sẽ chính là công cụ khai báo cho google về các bài viết này, từ đó Google có thể lập chỉ mục cho các bài viết nhanh chóng.
- Trang web của bạn có nhiều nội dung đa phương tiện (video, hình ảnh) hoặc được hiển thị trong Google Tin tức: Google có thể đưa thông tin bổ sung từ sơ đồ trang web vào tài khoản cho Tìm kiếm.
- Còn đối với các website cũ, XML sitemap sẽ giúp cho Google biết được mức độ cập nhật của website, giúp cho website bạn có được cái nhìn tổng quan hơn từ công cụ tìm kiếm, từ đó có thể xếp hạng chính xác hơn trên kết quả tìm kiếm.
Cách tạo Sitemap cho Website WordPress
Có nhiều cách để tạo ra Sitemap cho website, cách đơn giản nhất đối với website WordPress đó là sử dụng plugin. Có rất nhiều plugin hỗ trợ tạo nhanh sitemap trên WordPress, Một số trong số đó bao gồm: Google XML Sitemap, Yoast SEO. Tuy nhiên, trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ sử dụng Yoast SEO.
Tại giao diện quản trị website (Dashboard) → Plugins → Add new
Tìm kiếm Plugin Yoast SEO → Add New → Acitvate
Sau khi cài Yoast SEO. Bạn hãy vào SEO => General => Feature để kiếm tra xem tính năng tạo sitemaps đã bật lên hay chưa. Nếu nó đang ở trạng thái Off thì bạn bật On lên.
Thông báo cho Google biết về Sitemap
Đây là công việc bạn phải làm sau khi tạo xong sitemap.
Thao tác thông báo cho Google sẽ được thực hiện như sau :
- Bước 1 : Xác thực website của bạn với Google Search Console. Hãy đảm bảo đã hoàn thành bước này trước khi qua bước 2.
- Bước 2 : Sau khi xác thực Website của bạn với Google Search Console theo bước 1 thành công, hãy vào giao diện Google Search Console => Sitemap
- Bước 3: Nhập Sitemap URL và chọn submit. Google sẽ thông báo khi bạn gửi thành công
Tại Google Search Console bạn sẽ có được số liệu thống kê những bài viết, trang, chuyên mục nào trên website của bạn đã được index.
Ngoài ra, bạn còn nắm được những lỗi hay vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình Google thu thập dữ liệu và index thông tin trên website.
Trên đây là chia sẻ của Wolf Marketing về Sitemap. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm được sitemap là gì, phân loại sitemap cũng như cách tạo sitemap cho website hiệu quả.