Nếu nội dung là yếu tố để “giữ chân” người đọc thì meta title chính là “thỏi nam châm” để thu hút sự chú ý cực kỳ mạnh mẽ từ phía người dùng ngay từ ấn tượng đầu tiên.
Tuy nhiên không phải Seoer nào cũng nắm vững về Meta Title. Chính vì vậy, bài viết dưới đây là câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất cho câu hỏi Meta Title là gì? Và cách để tối ưu một thẻ tiêu đề giúp tăng tỷ lệ CTR mà vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng.
Meta title là gì?
Meta title (tiêu đề meta) là một thẻ HTML được sử dụng để chỉ định tiêu đề của trang web. Nó xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt và là một phần quan trọng trong các công cụ tìm kiếm, vì nó cung cấp cho người dùng và công cụ tìm kiếm một cái nhìn tổng quan về nội dung của trang web.
Meta title cũng được sử dụng để hấp dẫn khách truy cập bằng cách mô tả ngắn gọn và hấp dẫn về nội dung của trang web. Thông thường, meta title được đặt trong thẻ <title> trong phần đầu của mã HTML của trang web.
Ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung thực tế meta title là gì. Bạn tìm kiếm từ khóa “Công thức làm Pizza” Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị “Tổng hợp 15 cách làm bánh pizza tại nhà đơn giản thơm ngon”. Đây chính là tiêu đề trang.
Vị trí hiển thị
Thẻ tiêu đề thường hiển thị ở ba địa điểm chính: trang kết quả tìm kiếm (SERP), trên trình duyệt (, và các trang web bên ngoài như Facebook.
Với Trang kết quả tìm kiếm (SERP):
Trên SERP thì thẻ meta title của một trang website sẽ hiển thị dưới dạng là một dòng chữ xanh trên kết quả tìm kiếm của người dùng. Đây là ấn tượng đầu tiên khi tìm kiếm mà người dùng có được trước khi nhấp vào nội dung trong trang web của bạn. Một tiêu đề tốt là yếu tố quyết định trong việc liệu tiêu đề đó có đủ hấp dẫn để khiến một ai đó click liên kết của bạn hay không.
Với Trình duyệt web:
Khi người dùng đã truy cập vào một trang web, thẻ tiêu đề sẽ hiển thị ở phần tab trên đầu trình duyệt web của họ. Và nếu người dùng mở các tab khác, để tìm kiếm trở về tab đã mở trước đó, một tiêu đề chứa từ khóa quan trọng sẽ trợ giúp người dùng dễ dàng quay lại trang web trước.
Với Mạng xã hội:
Thẻ tiêu đề cũng đóng một phần quan trọng trong việc xác định nội dung sẽ hiển thị khi bạn chia sẻ trang web đó ra một số trang mạng xã hội bên ngoài.
Có một lưu ý là một số mạng xã hội (cả Facebook và Twitter) sẽ có thẻ meta riêng, cho phép bạn đặt các tiêu đề khác với thẻ tiêu đề chính của bạn. Điều này giúp bạn tối ưu cho từng trang mạng xã hội tốt hơn và có thể đặt các tiêu đề dài hơn khi chúng có lợi.
Tại sao thẻ meta title quan trọng?
Meta title là một phần quan trọng của yếu tố SEO Onpage trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Meta title đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công cụ tìm kiếm và người dùng về nội dung của trang web. Dưới đây là một số lý do vì sao Meta title quan trọng trong SEO:
- Hiển thị trong kết quả tìm kiếm: Meta title được hiển thị trực tiếp trong kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Nếu tiêu đề trang được viết mô tả rõ ràng và hấp dẫn, nó sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và thu hút nhiều người dùng đến trang web của bạn.
- Chứa các từ khóa: Meta title cũng giúp tăng khả năng xuất hiện của trang web trong kết quả tìm kiếm bằng cách chứa các từ khóa liên quan đến nội dung của trang. Công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá tiêu đề trang để xác định xem trang có liên quan đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm hay không.
- Tạo dấu ấn cho thương hiệu: Meta title có thể được sử dụng để tạo dấu ấn cho thương hiệu của bạn bằng cách sử dụng tên thương hiệu hoặc các từ vựng liên quan đến thương hiệu của bạn trong tiêu đề trang. Điều này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng khả năng nhận được sự quan tâm từ người dùng.
- Giúp tối ưu hóa trang web: Meta title là một phần trong yếu tố SEO Onpage, giúp tối ưu hóa trang web. Việc viết tiêu đề trang phù hợp giúp cho công cụ tìm kiếm có thể hiểu được chủ đề của trang web, từ đó đánh giá và xếp hạng trang web của bạn cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
5 Tiêu chí để đánh giá meta title chuẩn SEO
Độ dài của meta title
Độ dài tối ưu nhất của một meta title để hiện thị đầy đủ trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) là từ 50-60. Nếu vượt quá số ký tự này meta title sẽ hiện thị “…”, như vậy người dùng sẽ không thể nắm rõ được nội dung của tiêu đề.
Cách để kiểm tra meta title của trang web phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay có thể sử dụng một số công cụ như: Yoast Seo, Seoquake,..Đặc biệt nếu như bạn đang sử dụng một website wordpress thì có thể dễ dàng kiểm tra meta title bằng những plugin đơn giản như: Rank Math, Seo Press,…
Lưu ý: Không nên viết hoa tất cả các ký tự trong meta title.
Mỗi trang web chứa một thẻ tiêu đề duy nhất
Các thẻ tiêu đề trùng lặp (Duplicate title) chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến SEO của bạn, bởi vì nó gây nhầm lẫn cho công cụ về việc xác định trang nào là trang phù hợp nhất cho truy vấn của người dùng.
Người dùng sẽ bối rối vì khó chọn được đâu là bài viết cung cấp nội dung phù hợp với họ, còn công cụ tìm kiếm sẽ không xác định được đâu là bài viết mà bạn muốn xếp hạng. Điều này có nghĩa là đôi khi nó sẽ đưa ra thứ hạng cao hơn cho trang web mà bạn không muốn ưu tiên.
Do đó, mỗi trang trên website của bạn nên có thẻ tiêu đề duy nhất để Google có thể xác định trang nào là trang tốt nhất, đúng với ý định người dùng nhất để hiển thị cho mỗi lượt tìm kiếm.
Meta title nên chứa từ khóa
Không còn gì để bàn cãi về việc meta title nên chứa từ khóa. Điều này có thể dễ dàng lý giải, người dùng sẽ chú ý đến những kết quả hiện thị mà chứa từ khóa truy vấn của họ bởi vì có tin rằng bài viết này sẽ giải đáp được câu hỏi của họ.
Tuy nhiên, một trong những sai lầm khi tối ưu thẻ tiêu đề chính là các SEOer thường cố gắng nhồi nhét từ khóa mà mình muốn tối ưu. Điều này có thể khiến meta title của bạn trở nên thiếu tự nhiên và khó hiểu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Do đó,bạn có thể ưu tiên cho từ khóa chính đứng đầu nhưng đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa đó vào thẻ tiêu đề mà hãy giữ cho nó thật tự nhiên trong ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng.
Meta Title mô tả chính xác nội dung trọng tâm bài viết
Một bài viết SEO bao hàm rất nhiều nội dung với mục đích giải thích, cung cấp thông tin cho người tìm kiếm điều mà họ thắc mắc về một chủ đề nào đó.
Bài viết có thể rất dài nhưng tiêu đề nhất định phải ngắn gọn, súc tích. Do đó, công việc của SEOer cần làm là viết tiêu đề có thể mô tả chính xác, đúng trọng tâm nhất của bài viết để hỗ trợ, giúp người dùng nắm được thông tin nhanh chóng và chính xác của nội dung trên trang mà họ sẽ nhấp vào.
Nội dung Title phải tự nhiên, gây sự tò mò và hứng thú
Vậy câu hỏi đặt ra là nội dung tiêu đề nên tập trung vào điều gì? – Chính là sự tự nhiên, gây tò mò và hứng thú.
Bên cạnh việc mô tả đúng nội dụng bài viết thif để người dùng click vào trang web của bạn thì meta title phải tạo sự tò mò và hứng thú.
Tại sao Google viết lại meta title của bạn?
Theo cập nhất mới nhất, công cụ tìm kiếm có thể thay đổi các meta title của website. Meta title hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) sẽ khác với nội dung được khai báo trong HTML của trang. Điều này sẽ xảy ra bởi nhiều lý do, bao gồm:
- Google cho rằng mức độ liên quan của mô tả meta hiện có không đáp ứng được đầy đủ truy vấn của người dùng và thay vào đó sử dụng một đoạn văn bản từ trang đó mà Google cho rằng là phản hồi chính xác hoặc hấp dẫn hơn để tìm kiếm.
- Tự động tạo tiêu đề: Khi nội dung không có tiêu đề, Google có thể tự động tạo tiêu đề từ các thông tin khác trên trang.
- Trang web có một số trang có cùng một tiêu đề hoặc chỉ với một số biến thể nhỏ.
- Trình thu thập thông tin tìm kiếm bị chặn thu thập dữ liệu trang bằng robots.txt, do đó Google sẽ sử dụng anchor text liên kết đến trang để xác định tiêu đề.
- Tối ưu cho từ khóa tìm kiếm: Khi Google hiểu rõ hơn về nội dung của trang của bạn, nó có thể thay đổi tiêu đề của bạn để phù hợp hơn với các từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm.
- Tăng CTR (Click-Through Rate): Google có thể thay đổi tiêu đề của bạn để thu hút người dùng nhấp vào liên kết của bạn trong kết quả tìm kiếm. Việc này có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột và đưa lượng truy cập trang web của bạn.
- Hiển thị trên các thiết bị khác nhau: Với việc sử dụng các thiết bị khác nhau để tìm kiếm, Google có thể thay đổi tiêu đề của bạn để phù hợp với kích thước và độ phân giải của các thiết bị khác nhau.